Bạn muốn thi bằng lái ô tô nhưng không biết bằng C bao nhiêu tuổi là phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên, đồng thời lưu ý cho bạn một vài quy định xung quanh việc học bằng lái ô tô. Hãy cùng xem ngay nhé.
Một số yêu cầu chung đối với việc học bằng lái ô tô
Ở Việt Nam, việc học lấy bằng lái ô tô đòi hỏi nhiều yếu tố. Bên cạnh những yêu cầu về độ tuổi, quốc tịch, còn có quy định nghiêm ngặt về tình trạng sức khỏe. Cụ thể là các quy định sau:
- Người học lái xe ô tô là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp là công dân người nước ngoài đang làm việc và học tập tại Việt Nam, phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh tình trạng cư trú hợp pháp.
- Sức khỏe phải đảm bảo theo các quy định được Luật Giao thông ban hành. Người học lái xe phải có giấy khám sức khỏe có đóng dấu xác minh của bệnh viện tuyến huyện trở lên để chứng minh tình trạng sức khỏe của bản thân.

Học bằng C bao nhiêu tuổi là phù hợp?
Độ tuổi học lái xe ô tô được quy định cụ thể và nghiêm ngặt trong bộ Luật Giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành vào năm 2008. Bộ Luật này nêu rõ bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 dành cho đối tượng từ đủ 18 tuổi trở lên. Bằng lái hạng C dành cho đối tượng từ 21 tuổi trở lên và hạng D, E, F dành cho cá nhân có độ tuổi từ 24 tuổi trở lên.
Ở bằng lái hạng C, các cá nhân có độ tuổi từ 21 tuổi trở lên được phép lái những loại xe sau: máy kéo, xe ô tô tải có tải trọng từ 3.500 kg trở lên. Riêng người sở hữu bằng lái hạng B2 sẽ được phép lái xe kéo rơ-moóc.

Điều kiện sức khỏe đủ để học bằng lái hạng C
Bên cạnh việc tìm hiểu học bằng C bao nhiêu tuổi là phù hợp, các quy định về sức khỏe cũng cần phải được đảm bảo để việc học diễn ra được thuận lợi nhất. Cùng xem qua những quy định sau đây khi học lái ô tô:
Quy định về mắt
Trong Luật quy định rõ người học lái ô tô phải đạt điều kiện thị lực tối thiểu 6/10 đối với cả hai mắt, áp dụng cả với các cá nhân sử dụng kính mắt để điều chỉnh thị lực. Bên cạnh đó, nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp dưới đây sẽ không được phép tham gia học và lái xe ô tô:
- Mắt có độ cận thị vượt quá 7 diop
- Mắt có độ viễn thị vượt quá 7 diop
- Mắt có độ loạn thị vượt quá 4 diop
- Mắt có thị trường thu hẹp vượt quá 20 độ
- Nhãn cầu bị hạn chế vận động hoặc bị tê liệt
- Mắt có tồn tại các khiếm khuyết liên quan đến màu sắc hoặc quáng gà.
- Người lái mắc các bệnh liên quan đến võng mạc hoặc thần kinh thị giác và bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng.
Quy định về tay
Đối với tay, Bộ cũng ban hành những quy định cụ thể áp dụng đối với từng loại xe như sau:
- Xe mô tô và mô tô ba bánh: cả hai bàn tay trái và phải chỉ được thiếu duy nhất một ngón út, các ngón còn lại phải đầy đủ.
- Các loại xe được đề cập trong chương I, điều 1, điểm b: Người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay phải và không được thiếu ngón cái, và/hoặc người lái xe phải có đủ 3 ngón ở tay trái và không được thiếu ngón cái.
- Các loại xe được đề cập trong chương I, điều 1, điểm d: Người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay phải và chỉ được thiếu duy nhất ngón út, và/hoặc người lái xe phải có đủ 4 ngón ở tay trái và không được thiếu ngón cái.
Học lái ô tô đòi hỏi nhiều yêu cầu chung về sức khỏe
Độ tuổi tối đa được lái xe ô tô
Bộ cũng ban hành quy định giới hạn độ tuổi lái xe ô tô. Trong đó, bằng lái xe hạng C có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp. Riêng bằng lái hạng A4, B2 có hiệu lực 10 năm. Còn thời hạn còn bằng B1 được áp dụng tùy vào từng đối tượng: nữ là đủ 55 tuổi còn nam là đủ 60 tuổi. Đặc biệt, nếu người lái xe là nữ có độ tuổi trên 45 tuổi, hoặc nam trên 50 tuổi muốn được cấp giấy phép lái xe, thì giấy phép này có hiệu lực 10 năm kể từ ngày cấp.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi: “Liệu học bằng C bao nhiêu tuổi là phù hợp?”, đồng thời kèm theo một vài quy định về việc học lái xe ô tô mà bạn cần tuân thủ. Hy vọng những thông tin trong bài mà chúng tôi đem đến sẽ giúp ích cho bạn.